Cách Chọn giày chạy bộ phù hợp rất quan trọng vì khi chọn giày không chuẩn sẽ ảnh hưởng đến thành tích chạy bộ của bạn. Hướng dẫn cách chọn giày chạy bộ dưới đây sẽ giúp bạn chọn được đôi giày đúng chuẩn dành cho người mới chạy.
Hầu hết khi ra cửa hàng bán giày thể thao chúng ta đều có thể nhận thấy các đôi giày đều rất vừa vặn với đôi chân của mình và nhìn chung là chúng rất thoải mái. Tuy nhiên, một thực tế rằng những đôi giày chạy bộ đó có phù hợp với bạn hay không thì cần phải chạy vài kilomet thì mới có thể xác định chính xác được. Dù cho đó là 1 đôi giày hàng hiệu đắt tiền thì phong cách chạy của bạn và hình dạng bàn chân bạn mới là thứ quyết định chính trong khi đi mua giày.
Hướng dẫn cách chọn giày chạy bộ phù hợp 1 cách dễ dàng
Bạn sẽ cần đánh giá đôi giày của mình qua 3 bước như sau
- Xác định kiểu chạy, địa hình và phong cách chạy của bạn.
- Chọn các kiểu giày và tính năng mà bạn cần
- Thử giày để tìm đôi phù hợp nhất.
Nhìn chung 1 đôi giày cần thay thế mới vào khoảng 600-800km (khoảng 3-4 tháng với các Runner chuyên nghiệp). Do vậy hãy nhìn vào đôi giày của bạn xem nó có còn tốt không, có dấu hiệu mài mòn nhiều hay chưa, nếu có thì đừng ngại mua ngay 1 đôi giày mới nhé.
Các kiểu giày chạy bộ
Để chọn giày chạy bộ đúng thì bạn cần phải biết địa hình mà mình sắp sửa chạy gồm có:
- Giày chạy đường nhựa (Road-running): Là những loại giày được thiết kế để chạy trên đường bằng, vỉa hè và 1 số chỗ địa hình không bằng phẳng. Chúng thường rất nhẹ và linh hoạt, được làm bởi những miếng đệm hoặc miếng ổn định bàn chân khi chạy trên các bề mặt cứng.
- Giày chạy địa hình (Trail Running): Là loại giày được thiết kế để chạy trên những bề mặt lồi lõm, nhiều đá, bùn, rễ cây và nhiều trở ngại khác trong đường rừng. Chúng có những miếng cao su giày dưới đế để tăng cường độ bám dính và bảo về bàn chân tốt hơn.
- Giày Cross Training: Loại giày này được thiết kế chuyên cho các bạn tập luyện tại các phòng tập thể dục, tập gym hay Crossfit….
Bạn chạy bộ như thế nào ?
Tiếp theo để chọn giày chạy bộ phù hợp với bạn cần thì bạn cần phải biết mình chạy bộ như thế nào. Mỗi người có 1 cách chạy khác nhau (hay còn gọi là lệch (lật) trong hoặc lệch ngoài), để biết mình chạy như thế nào thì cách đơn giản nhất là kiểm tra phần đế giày của bạn và bạn sẽ thấy như hình dưới đây.
1. Chân bình thường
Thể hiện sự mài mòn vào phần giữa bàn chân và 1 phần nhỏ gót chân, đây là kiểu bàn chân tự nhiên của những người có thói quen chạy bằng gót giày (heel striking).
Những người này nên chọn loại giày tăng sự ổn đinh là tốt nhất. Sản phẩm dinh dưỡng khuyên dùng
2. Overpronation – Lệch trong
Bàn chân này thường sẽ khiến giày bị mòn ờ phía bên trong má chân, những người này thường bị đau đầu gối khi chạy nhiều, những loại giày giúp ổn định và kiểm soát chuyển động sẽ phù hợp với họ nhất.
xem chi tiết :
Chân Lệch Trong là gì và Top những đôi giày dành cho Chân lệch trong
3. Under-Pronation – Lệch ngoài
Dấu hiệu đó là giày của bạn sẽ bị mòn nhiều phần rìa bên ngoài giày, những người này cần những đôi giày có lót đệm hoặc giày hỗ trợ cân bằng.
xem chi tiết:
Chân Lệch Ngoài là gì và Top những đôi giày dành cho Chân lệch ngoài
4. Giày chân trần (barefoot) hay còn gọi là chay tối giản (Minimalist)
Với các loại giày truyền thống, chân có xu hướng chạm gót trước, lý do là do gót có phần đệm cao, với người chạy Barefoot thì khu vực tiếp đất trước nên là mũi chân hoặc giữa bàn chân.
Các kiểu giày chạy bộ
1. Giày có đệm (Neutral Shoe hoặc Cushioning Shoe)
Những loại giày này có thể làm việc với những người có bàn chân bình thường, nhưng nó hoạt động tốt nhất với nhũng người bị chân lật ngoài (Supination). Các đôi giày này sẽ giúp hấp thụ các phản lực từ mặt đất hiueej quả hơn và hỗ trợ phần bên ngoài má bàn chân tốt hơn.
2. Giày tăng sự ổn định (Stability shoes)
Phù hợp với những người có độ nghiêng bàn chân từ ít đến trung bình, chúng thường sẽ có một miếng đệm cứng ở lòng bàn chân để tăng cường cho lớp đệm ở phần lõm của bàn chân, vùng bị tác động cao đối với người bị chân lật trong
3. Giày kiểm soát chuyển động (Motion control shoes)
Phù hợp nhất cho những người có bàn chân lật trong, với các đặc tính như là gót giày cứng hơn, hoặc có khuông thẳng hơn (straighter last) thay vì hơi cong như bình thường để chống lại hiện tượng lật ngoài.
4. Giày chân trần (Barefoot shoes)
Đế giày chỉ cung cấp sự bảo vệ ở mức tối thiểu để tránh các chấn thương gây nên trên mặt đường, một số loại thậm chí còn không có miếng đệm hoặc chỉ rất mỏng (3-4mm) nằm giữa bàn chân với mặt đất.
Tất cả các loại giày chân trần đều không có chỉ số chênh lệch về độ cao giữa gót và mũi giày. Điều này khuyến khích người chạy tiếp đất bằng lòng bàn chân hoặc ức bàn chân.
Giày chạy truyền thống thì ngược lại, chỉ số chênh lệch thường giao động khoảng 10-12mm và khuyến khích tiếp đất bằng gót chân. Sản phẩm khuyên dùng
5. Giày tối giản (Minimalist shoes)
Những loại giày này có cấu trúc siêu nhẹ, không có đệm lòng bàn chân hoặc rất ít, gót giày cao hơn mũi khoảng 4-8mm, khuyến khích chuyển động tự nhiên và tiếp đất bằng lòng bàn chân, trong khi vẫn đảm bảo sự êm ái và linh hoạt.
Một số đôi giày tối giản có thiết kế cho những người lật trong chuyển trạng thái chuyển động sang như chạy chân trần. Sản phẩm khuyên dùng
Các tính năng của giày chạy bộ
Mũi giày chạy
- Da tổng hợp: Là loại vật liệu mềm, bền, chống trầy xước, có nguồn góc chủ yếu từ Nylon và Polyester. Da tổng hợp nhẹ, nhanh khô và thoáng khí hơn da thật, thêm vào là da tổng hợp không cần thời gian chạy rà.
- Sợi nylon Là lớp dưới sợi nylon là loại vật liệu bền, thường được dùng để giảm trọng lượng và tăng sự ổn định.
- Lớp phủ bằng nhựa dẻo TPU (thermoplastic urethane) được phủ lên phía trên lớp chất liệu thoáng khí của giày (ví dụ như vùng lòng bàn chân hoặc gót chân). Chất liệu chống trầy xước này giúp tăng cường sự ổn định và độ bền cho giày.
- Mũi giày bằng chất liệu thoáng khí và không thấm nước sử dụng 1 lớp màng thoáng khí, không thấm nước, liên kết với lớp vải lót mặt trong giày. Lớp màng này ngăn hơi ẩm xâm nhập nhưng vẫn để bàn chân được thoáng khí. Giày sử dụng những lớp màng này giữ cho bàn chân được khô trong môi trường ẩm mà chỉ mất chút ít sự thông thoáng.
Đệm đế giày chạy bộ
- Đệm đế giày (midsole) là một lớp đệm có chất liệu bền nằm giữa phần ngoài và phần mũ giày.
- Xốp EVA (ethylene vinyl acetate) là 1 loại xốp được sử dụng phổ biến cho phần đế giày chạy bộ, những loại giày có lớp đệm thường sẽ dùng xốp EVA. Một số loại chèn nhiều lớp EVA để tạo ra 1 kiểu đặc biệt.
- Đệm lòng bàn chân (Medial posts) là lớp đệm bằng xốp EVA cứng hơn, tăng độ cứng cho phần đệm gót giày, lớp đệm này thường thấy ở giày tăng sự ổn định, nó giúp giảm thiểu lật bàn chân và tăng độ bền khi sử dụng.
- Phiến (Plates) được làm từ các vật liệu mỏng và linh hoạt (thường làm từ nylon hoặc nhựa dẻo TPU) giúp làm cứng thêm đế giày ở phần ức bàn chân. Phiến thường được sử dụng ở giày chạy đường mòn giúp bảo vệ giày khi chịu tác động của sỏi đá hay rễ cây.
- Shanks giúp làm cứng phần giữa của giày để bảo vệ lòng bàn chân và gót chân. Nó giúp đảm bảo độ cứng khi chạy trên địa hình nhiều sỏi đá.
Đế giày
Hầu hết giày chạy đường bằng được làm đế giày bằng cao su các-bon có bề mặt gồ ghề. Cao su nở (blown rubber) có độ êm tốt hơn – thường được sử dụn ở vùng ức bàn chân. Những người chạy đường mòn thường có xu hướng dùng giày với lớp đế ngoài bằng cao su các-bon (carbon rubber) để chống chọi tốt hơn với những vết trầy xước, trong khi giày chạy đường bằng thường được làm với cao su nở để giảm trọng lượng
Chỉ số Heel-to-toe
Đây là chỉ số thể hiện sự khác biệt giữa độ cao của gót giày với mũi giày, nó sẽ ảnh hưởng đến việc bạn sẽ tiếp đất ra sao khi chạy bộ. Chỉ số từ 0-8mm sẽ giúp tiếp đất bằng bàn chân hoặc ức bàn chân và chỉ số từ 10-12mm sẽ giúp bạn tiếp đất bằng gót chân.
xem chi tiết: Heel-to-toe là gì? Thuật ngữ trong chạy bộ
Lưu ý: Độ cao của gót với mũi giày và độ êm là 2 thứ độc lập. Bạn vẫn có thể tìm thấy đôi giày có chỉ số bằng 0 nhưng vẫn cực êm.
Phần sau gót giày (Heel Counter)
Phần sau gót giày là một cấu trúc cứng bao quanh gót, mang lại khả năng kiểm soát chuyển động, đôi khi được lót thêm một miếng nêm, giúp tăng độ êm cho vùng sau gót chân. Điều này có thể giúp những người đang mắc chứng viêm gân gót cảm thấy dễ chịu hơn.
Đệm lòng bàn chân (Medial Post or Torsion Bar)
Bộ phần này được đặt vào giày ở phần lõm của lòng bàn chân, giúp kiểm soát chuyển động, kiểm soát độ lật vào trong hay ra ngoài quá mức của bàn chân, được thiết kế cho những người có bàn chân lật trong hay bàn chân lật ngoài.
Mẹo thử giày chạy xem có phù hợp không
- Kích thước chân: Khuôn đến giày có sự khác nhau giữa các nhà sản xuất lẫn mẫu mã. Bạn nên tăng hoặc giảm từ 0.5 đến 1 số khi mua. Nếu bạn không chắc chắn thì hãy đo chân trước khi mua.
- Thử giày vào cuối ngày: Vào cuối ngày bàn chân bạn sẽ phình to hơn 1 chút và thử giày lúc này sẽ giúp bạn chọn được đôi giày vừa vặn nhất.
- Có 1 khoảng trống ở mũi chân: Chiều ngang giày khi mua nên vừa khít để tránh bị phồng rộp, dây cột giày cũng vậy. Nhưng mũi giày thì nên chừa ra 1 khoảng nhỏ để khi chạy thoải mái hơn. Nhưng lưu ý khi mùa giày chân trần thì nên vừa khít toàn bộ nhé.
- Nếu bạn sử dụng lót giày chỉnh hình, hãy mang theo khi mua giày chạy bộ vì nó sẽ ảnh hưởng đến độ vừa của giày.
- Bạn không cần phải đi đúng giày theo giới tính, bạn là nam chân nhỏ thì vẫn mang giày của nữ được và ngược lại. Miễn là nó phù hợp với bàn chân bạn.
- Hãy chân nhắc đến phụ kiện lót giày, nó có thể giúp tăng sự thoải mái, vừa vặn, hỗ trợ tốt hoặc cả 3.
Infographic về việc chọn giày chạy bộ
Trên đây là những hướng dẫn về chọn giày chạy bộ đúng cách, bạn hãy lưu ý để lựa chọn cho mình 1 đôi giày thật ưng ý và đặc biệt là phù hợp với bàn chân của mình nhé.
- Mua giày chạy bộ tại đây