Giày chạy bộ và giày đi bộ khác nhau thế nào?

Thoạt nhìn, giày chạy bộ và giày đi bộ có vẻ giống nhau. Nhưng thực tế, một đôi giày chạy sẽ có những đặc điểm khác biệt so với một đôi giày đi bộ. Những khác biệt đó là gì và vì sao bạn cần quan tâm

Nguyên lý chuyển động trong chạy bộ và đi bộ

Sự khác biệt chính giữa chạy bộ và đi bộ là cách cơ thể bạn chuyển động. Khi chạy đúng, chân bạn sẽ tiếp đất bằng phần giữa chân hoặc nửa bàn chân trước, trong khi người đi bộ sẽ tiếp đất bằng gót. Điểm khác biệt thứ hai là trong chạy bộ, sẽ có những khoảnh khắc cả hai chân bạn đều nhấc khỏi mặt đất trong khi đi bộ thì sẽ luôn có ít nhất một chân trên mặt đất.

Trong quyển “The Big Book of Health and Fitness” (tạm dịch “Quyển sách vĩ đại về khỏe đẹp”), bác sĩ Philip Meffetone tuyên bố “Điểm khác biệt chính giữa chạy bộ đúng cách và đi bộ là cách các cơ bắp bàn chân hoạt động, cụ thể là nguồn năng lượng dùng để đẩy bạn về phía trước. Khi đi bộ, cơ thể bạn giống như một con lắc ngược, đu đưa theo từng bước đi, nhảy qua nhảy lại trên đôi chân cứng nhắc và đầu gối “bị khóa” (không duỗi ra hoàn toàn). Với chạy bộ thì khác. Động tác này đôi khi được ví như “đi bộ nhún nhảy”, nghĩa là bật lên bật xuống trên đôi chân và đầu gối linh hoạt.”

Với sự khác biệt trong dáng đi, cách tiếp đất, năng lượng và cơ bắp được sử dụng, hai môn thể thao chạy bộ và đi bộ đòi hỏi những loại giày khác nhau để đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng chuyển động.

Điểm khác biệt giữa giày chạy bộ và giày đi bộ

Runners không nên sử dụng giày đi bộ để chạy vì đa số giày đi bộ khá cứng và không đủ độ linh hoạt cần thiết, cụ thể vì những yếu tố sau đây:

1. Lớp đệm

Runners cần nhiều đệm hơn: Với mỗi bước tiếp đất, người chạy bộ tạo ra một lực gấp 3 lần trọng lượng cơ thể, trong khi đối với người đi bộ con số này chỉ là 1.5. Runners cần nhiều đệm ở phần gót và nửa bàn chân trước hơn người đi bộ. Đó là lý do vì sao bạn thấy những quảng cáo về hệ thống đệm khí cho giày chạy.

Người đi bộ cần ít đệm hơn: Người đi bộ thường không cần tăng cường lớp đệm nửa bàn chân trước, và đa số họ cũng không cần nhiều lớp đệm ở gót chân. Việc tăng lớp đệm sẽ tăng thêm sức nặng cho đôi giày, vì vậy đó là một sự đánh đổi giữa một đôi giày nặng hơn, giúp giảm tác động lên chân hay một đôi giày nhẹ hơn để bạn có thể đi bộ nhanh hơn.

2. Độ cao của gót giày

Đế giày chạy thường sẽ cao hơn đế giày đi bộ. Giày chạy được thiết kế để đem lại độ ổn định cho runners nhờ phần đế được làm cao lên. Mỗi người chạy sẽ đáp đất bằng những phần khác nhau của bàn chân. Vị trí đáp đất có thể là phần trước gót chân, giữa bàn chân hoặc ức bàn chân. Ngược lại, người chạy bộ đáp đất bằng gót chân và cuộn chân theo từng bước đi. Vì vậy, họ không cần gót giày cao.

3. Thiết kế gót giày

Gót giày chạy có thể sẽ được thiết kế xòe ra phía sau để tăng tính ổn định cho người chạy đáp đất bằng nửa bàn chân trước hoặc vị trí giữa lòng bàn chân. Gót giày dạng xòe ra sau cũng được sử dụng cho những đôi giày chạy trail. Trong khi đó, gót giày chạy bộ được thiết kế thẳng, không có phần xòe ra sau.

4. Độ linh hoạt

Cả giày chạy và giày đi bộ đều cần độ linh hoạt nhất định. Hãy thử mang giày vào và ấn mũi chân xuống để xem đế giày cong ở chỗ nào. Đa số giày chạy được thiết kế uốn cong nhiều nhất ở vòm bàn chân. Nhưng một số thiết lại cong ở nửa bàn chân trước. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu của những người đáp đất ở những vị trí khác nhau.

Đối với giày đi bộ, thiết kế thường có độ uốn cong ở phần nửa bàn chân trước, không phải ở vòm bàn chân, vì người đi bộ sẽ tì các ngón chân xuống mặt đất để tạo đà đẩy người về phía trước.

5. Độ kiểm soát chuyển động

Những người mắc hội chứng bàn chân lệch trong (overpronation) và bàn chân lật ngoài (underpronation) là những người cần thiết kế giày có khả năng kiểm soát chuyển động nhất. Bạn có thể tìm thấy những loại giày chạy cung ứng hệ thống kiểm soát chuyển động để buộc chân bạn phải trở về tư thế bình thường.

Giày đi bộ thường không có hệ thống này, do đó việc mang giày đi bộ để chạy sẽ không đem lại tính ổn định cao như giày chạy bộ.

6. Trọng lượng

Giày đi bộ thường nặng hơn giày chạy vì tốc độ ít quan trọng hơn khi đi bộ. Trong khi đó, giày chạy thường nhẹ hơn để cho phép người mang chạy nhanh hơn.

Nguồn: blog.justrace.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *