Sau nhiều năm không nhiều sự cải tiến thực sự nổi bật, sự xuất hiện của mẫu giày chạy địa hình đầu tiên với tấm lót carbon làm dấy lên những sự nghi vấn của người dùng. Vậy nó mang lại những lợi ích gì? Liệu nó có hiệu quả khi chạy trên đường núi?
Chạy trail giống như một bộ môn kết hợp giữa chạy truyền thống và leo núi cổ điển, đó dường như là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai thể loại này. Khi chạy ở sườn núi, bạn có thể tận hưởng không khí trong lành của môi trường tự nhiên nhưng bề mặt địa hình chạy lại đòi hỏi khá khắt khe. Nhưng nhìn dưới một góc độ khác, công nghệ ngày nay lại mang đến rất nhiều lợi ích cho người dùng, chẳng hạn như trọng lượng nhẹ, sự thoải mái và nâng cao độ bền cho các trang bị cần thiết. Và quan trọng nhất là đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng trong suốt quá trình chạy bộ.
Đó là sự cải tiến hay gian lận?
Trong thế giới điền kinh, nơi thành công trong các cuộc thi là động lực cho các thương hiệu, khái niệm “doping công nghệ” đã xuất hiện từ lâu để giải thích cho những công nghệ mới sẽ nâng cao hiệu suất của vận động viên một cách thái quá và không phù hợp để có thể được chấp nhận trong các bộ môn thể thao đó.
Hiện tại vẫn không có cuộc tranh luận nào như vậy các bộ môn leo núi. Chủ yếu các bộ môn chạy trail đang được hưởng lợi từ các bộ môn chạy road, cụ thể là những thay đổi về thông số trong từng đôi giày, chẳng hạn như là chiều cao của giày hay chiều cao của lớp đệm trong mỗi đôi giày cũng tạo ra những lợi ích khác nhau.
Một trong những cải tiến công nghệ được phép sử dụng trong các bộ môn điền kinh đó là các tấm lót bên trong đế giữa. Chúng tạo ra những lợi ích về độ ổn định và khả năng phản hồi tốt cho người mang. Những điểm cộng này đã được chứng minh là hoạt động rất hiệu quả trong nhiều năm qua.
Trong bộ môn chạy bộ, những tấm lót này đã được trang bị trong rất nhiều mẫu giày và thường được làm bằng các vật liệu nhẹ với độ phản hồi cao như thermo polyurethane (TPU) và Polyether block amide, hay còn được biết dưới cái tên thương mại là Pebax®.
Mặc dù các tấm carbon được sử dụng phổ biến trong các đôi giày chạy bộ cao cấp nhưng cho đến nay nó vẫn chưa phải là một thành phần được sử dụng trong những đôi giày chạy trail. Có vẻ như mong muốn tối ưu hóa cuộc đua và rút ngắn thời gian chỉ là để sử dụng trong chạy road.
Thành thật mà nói, chúng ta phải thừa nhận rằng sợi carbon đã được sử dụng trong giày leo núi từ lâu mặc dù chỉ giới hạn ở giày leo núi cao cấp hoặc giày leo núi thi đấu. Trong số tất cả các đặc điểm của sợi carbon mà chúng ta sẽ đi phân tích chi tiết thì độ cứng là yếu tố được tìm kiếm nhiều nhất trong quá trình tạo ra một đôi giày leo núi kỹ thuật.
Đặc tính và hiệu suất của sợi carbon
Sợi carbon được tạo thành từ các chuỗi carbon với độ dày có thể thay đổi từ 10 đến 50 micron (một phần nghìn milimet), nhỏ hơn cả sợi tóc người. Một cách tương đối, carbon cứng hơn thép gấp 5 lần, bền và nhẹ hơn nhôm.
Ngoài việc sở hữu độ bền và độ nhẹ, tính linh hoạt cao và độ giãn nở nhiệt thấp là những đặc tính khác cũng rất cần thiết cho các hoạt động trên núi, một môi trường đòi hỏi nhiều sự khắt khe. Ứng dụng chính của sợi carbon cho đến nay là chế tạo các phương tiện cần tối đa hóa hiệu quả năng lượng: xe đua công thức 1, thiết bị vũ trụ, máy bay hoặc xe đạp cao cấp.
Ứng dụng sợi carbon vào trang bị leo núi
Trong các trang bị leo núi, ngoài các tấm lót để tăng độ ổn định của giày leo núi cao mà chúng tôi đã đề cập bên trên, sợi carbon cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các loại gậy leo núi. Lý do chính là vì nó sở hữu trọng lượng rất nhẹ và rất phù hợp để nâng cao hiệu suất cho sản phẩm này. Ngoài ra, nó cũng được ứng dụng trong quần áo trượt tuyết, ván trượt tuyết, rìu băng, mũ bảo hiểm thi đấu và các thiết bị, dụng cụ an toàn khác nhau như đầu dò phẫu thuật.
Giá của vật liệu này, vẫn còn khá cao do các quy trình sản xuất phức tạp liên quan đến cấu tạo của nó nên ở thời điểm hiện tại, nó vẫn chưa thực sự phổ biến trên thị trường nhưng nó là một thành phần cực kỳ hữu ích trong các trang bị chẳng hạn như trong khung của ba lô.
Vai trò của tấm lót carbon trong giày dép
Như chúng tôi đã đề cấp, các tấm carbon đã được sử dụng trong một số mẫu giày leo núi, ví dụ như Kailand 6001 GTX hoặc Millet Everest Summit. Cả hai đều sử dụng lớp lót bằng sợi carbon nhằm mục đích vừa tạo độ cứng cho phần đế mà không tăng thêm trọng lượng vừa tăng hiệu suất nhiệt tuyệt vời để sử dụng ở trên cao. Bổ sung thêm độ cứng cho đế giày bằng một lớp lót làm hoàn toàn bằng sợi carbon là điều cần thiết đối với loại giày dép sử dụng ở độ cao này để cải thiện khả năng đứng vững với đế đinh và để đảm bảo an toàn nhằm tránh tình huống đế đinh tự động bật ra khi giày bị uốn cong.
Tuy nhiên, trong chạy trail, mãi đến mùa hè 2021 chúng ta mới thấy được đôi giày đầu tiên có tấm lót bằng sợi carbon trên thị trường. Flight Vectiv de The North Face là một đôi giày thuộc dòng Vectiv, có tấm lót 3D mang lại sự ổn định và xung lực cũng như cấu trúc rocker cho phép sự chuyển đổi diễn ra mượt mà hơn nhiều.
Nhưng một tấm lót carbon thực sự đóng góp gì cho một đôi giày? Về cơ bản, tấm carbon cung cấp khả năng phản ứng vì khi nó trở lại hình dạng ban đầu sau khi uốn cong, nó sẽ tạo ra một xung lực hướng người chạy về phía trước. Điều này giúp giảm sự hao hụt năng lượng và do đó hiệu quả hoạt động cao hơn. Nhưng không chỉ vậy, các tấm đế được sử dụng trong dòng sản phẩm The North Face Vectiv không chỉ có tác dụng như lò xo đẩy bạn về phía trước trong mỗi sải chân mà cấu trúc đặc “ba chiều” ở gót chân còn mang lại sự ổn định trên địa hình núi dốc. Thông thường, chất ổn định TPU sẽ thực hiện nhiệm vụ này, song sợi carbon cũng phần nào làm giảm trọng lượng và thể tích của giày nên khả năng ổn định cũng được tối ưu.
Hiệu ứng lò xo của vật liệu carbon đã được nghiên cứu kỹ lưỡng trong chạy road nhưng nó có thực sự hữu ích cho chạy trail không? Hiện tại, chúng tôi chỉ có một mẫu giày duy nhất trên thị trường sở hữu công nghệ này, Flight Vectiv của The North Face, nhưng kết quả thực tế thông qua các bài kiểm tra dường như không có quá nhiều sự khác biệt.
Chỉ riêng trong năm 2020, chúng tôi đã có một số kỷ lục trong các cuộc đua bằng giày carbon, chẳng hạn như Kaytlyn Gerbin trong Transgrancanaria (và cả trong Wonderful Trail) hay Pau Capell trong Trail de Menorca Camí de Cavalls.
Liệu chúng ta sẽ thấy sự đổi mới trong tương lai gần hay sự khắt khe hơn trong quy định về công nghệ trong các cuộc đua leo núi? Nếu chúng ta nhìn vào thực tế của các cuộc thi road, đó có thể là tương lai của công nghệ này, mặc dù hiện tại nó không trái với bất kỳ quy tắc nào, chẳng hạn như những quy tắc hiện đang quy định về điền kinh hay quy định về đệm trong một đôi giày.