Liệu những đôi giày với phần đế dày hơn có giúp bạn chạy nhanh hơn?

Việc bị truất quyền thi đấu gần đây của Derara Hurisa trong cuộc thi marathon ở Vienna là dấu mốc lần đầu tiên một vận động viên bị truất quyền thi đấu do vi phạm các quy tắc về giày của Liên đoàn điền kinh quốc tế. Đôi giày mà Hurisa mang- Adidas Adizero Prime X – có tất cả các yếu tố làm nên một siêu giày. Prime X có phần bọt cải tiến hơn nhiều bằng cách nhúng các miếng cứng vào trong đế. Vì thế nên chất lượng của nó cũng cực kỳ đặc biệt. Tuy nhiên độ dày của nó đã vi phạm vào các quy định hiện hành.

Điều này làm dấy lên một câu hỏi xoay quanh các quy tắc về giày chạy bộ: Liệu giày dày hơn có chạy nhanh hơn? Những câu trả lời nhận được cho câu hỏi này khá đa dạng nhưng đều có những điểm chung là: Những đôi giày chạy nhanh hơn thì thường sẽ dày hơn nhưng điều ngược lại thì không chắc.

Những đôi giày ngày nay có thể giúp các vận động viên chạy nhanh hơn là nhờ sự tương tác hoàn hảo của lớp bọt bên trong. Cụ thể hơn là các loại bọt ngày nay thường được làm từ các chất liệu polyme nhẹ hơn, mềm hơn và đàn hồi hơn. Thêm vào đó chúng thường được nhúng vào bên trong đế dưới dạng các miếng cứng có thể uốn cong. Vào năm 2020, Liên đoàn điền kinh quốc tế đã đưa ra các quy định để quản lý những lợi thể mà các mẫu giày tạo ra cho vận động viên bằng cách hạn chế độ dày và các đặc điểm thiết kế của từng sản phẩm.

Lợi ích của phần đế dày hơn

Có hai lý do mà trang bị nhiều bọt hơn vào đế giày có thể mang lại lợi ích cho người chạy. Đầu tiên, khi có nhiều bọt hơn, giày sẽ cho độ đàn hồi cao hơn và khả năng hoàn trả năng lượng tốt hơn, từ đó giúp người chạy tiết kiệm năng lượng trong từng bước đi đồng thời tái sử dụng năng lượng nhiều hơn. Nếu lớp bọt hoạt động giống như một chiếc lò xo thì một chiếc lò xo dài hơn và mềm hơn có thể dự trữ nhiều năng lượng hơn. Đồng nghĩa với việc nó cũng hoàn trả nhiều năng lượng hơn.

Thứ hai, bọt đóng vai trò như một lớp bao bọc để chứa các công nghệ tấm lót bên trong. Bằng cách kết hợp giữa hai yếu tố này, các đôi giày có thể điều khiển các chuyển động cơ học của người mang một cách cực kỳ tinh vi từ đó nâng cao hiệu quả hơn. Về lý thuyết, những lợi ích này rất tuyệt vời vì chúng cho phép chúng ta tăng cường hiệu suất của đôi chân bằng các yếu tố hỗ trợ bên ngoài mà không gây ra tình trạng mệt mỏi cho người dùng.

Cái giá phải trả cho phần đế dày hơn

Tối ưu hóa một đôi giày không đơn giản chỉ là đi theo chủ nghĩa tối đa hoặc tối giản hóa một tính năng nào đó. Đôi khi thêm quá nhiều bọt vào một vị trí nào đó lại tạo nên sự bất lợi. Yếu tố đầu tiên và cũng dễ nhận ra nhất, đó là trọng lượng. Trong thiết kế giày, cứ thêm 100g vào trọng lượng tổng thể sẽ làm giảm 1% về lợi ích kinh tế. Trang bị nhiều bọt hơn có nghĩa là nhiều khối lượng cũng lớn hơn và đến một lúc nào đó, chi phí sẽ lớn hơn lợi ích theo đúng nghĩa đen.

Thứ hai là độ ổn định của một đôi giày. Khi một chiếc giày dày hơn, người chạy phải sử dụng nhiều năng lượng và cơ bắp hơn để kiểm soát cơ thể đứng thẳng. Điều này cũng dẫn đến những rủi ro lớn hơn chẳng hạn như ngã hay chấn thương. Đồng nghĩa với việc hiệu quả chạy bị cắt giảm đi một vài phần trăm. Đây không chỉ là vấn đề khi chạy trên đường thẳng hay máy chạy bộ mà còn nghiêm trọng hơn khi bạn chuyển hướng hay chạy trên những bề mặt không bằng phẳng.

Cuối cùng, ngày cả khi lớp bọt được thiết kế để hoạt động giống như một chiếc lò xoa hoàn hảo, người chạy cũng chắc đã nhận được tất cả các lợi ích mà thiết kế hay chất liệu độc đáo mà đôi giày mang lại.

Cân bằng giữa chi phí và lợi ích

Việc sử dụng nhiều bọt hơn so với những đôi giày đua đế bằng thông thường được chứng minh là tạo ra nhiều lợi ích hơn từ vì những lý do đã đề cập bên trên. Chất lượng cơ học mới cùng với trọng lượng nhẹ hơn của loại bọt mới đã tối ưu hơn rất nhiều cho các sản phẩm sau này. Hơn nữa, đế càng dày thì càng có nhiều không gian thiết kế để và bố trí các cấu trúc cứng nhúng bên trong. Ví dụ như khi có nhiều không gian hơn, ta có thể nhúng một tấm lót cong Vaporfly thay vì một tấm phẳng. Và tất nhiên là một tấm lót cong sẽ có lợi hơn một tấm lót phẳng.

Một chiếc giày có đế cao 32 hoặc 33 mm với loại bọt thế hệ mới kèm theo và một miếng đệm cứng nhúng trong sẽ cho phép khai thác các tiềm năng công nghệ hiệu quả hơn. Từ đó làm tăng lợi ích mà người dùng nhận được. Điều này đã được chứng minh với các phiên bản đầu tiên của Vaporfly. Cụ thể là nó không ngừng nâng cao hiệu quả của người chạy bộ trong các nghiên cứu về khả năng kiểm soát. Các mẫu giày cao 36-40mm hiện đang các vận động viên sử dụng tại các cuộc thi marathon lớn còn có thể cho hiệu quả vượt trội hơn nữa.

Vậy đôi giày 50mm của Hurisa có phải là một lợi thế về hiệu suất không?

Có thể, nhưng cũng có thể không. Việc bổ sung nhiều bọt hơn rất có khả năng đã mang lại lợi thế cho anh ta. Nó hỗ trợ rất nhiều thứ nhất là độ đàn hồi cao để chân không bị mỏi. Tuy nhiên, đôi giày này nặng hơn 57g so với Adidas Adios Pro 2 và 85 g so với Nike Vaporfly Next%. Vì vậy, lợi ích của nó phải nhiều hơn ít nhất 0,5% về hiệu suất.

Chắc hẳn đôi giày này cũng phải đủ ổn định để anh ta có thể chạy an toàn mà không tốn thêm năng lượng để giữ cho cơ thể đứng thẳng. Tất nhiên đó không phải là chuyện nhỏ khi di chuyển với tốc độ 3 phút mỗi km (dưới 5 phút mỗi dặm) trên đôi giày cao 5cm.

Thậm chí còn có nhiều dự đoán chưa được có câu trả lời về việc đôi giày có thực sự có lợi không. Những thắc mắc thường xoay quanh lợi ích và tác hại khi anh ta mang đôi giày này trong một cuộc đua. Vì vậy, chúng tôi bị bỏ lại với một dấu hỏi không thỏa mãn.

Tại sao các giới hạn về giày lại tốt cho các bộ môn thể thao

Câu trả lời cho câu hỏi “liệu mang những đôi giày đế dày có phải là một lợi thế hay không?” là một trong những lý do chính khiến các quy định về công nghệ giày đóng vai trò quan trọng trong các bộ môn thể thao. Các quy tắc tạo ra một khuôn khổ để chúng ta có thể hiểu và đánh giá sự thể hiện của các vận động viên.

Việc xem xét lại độ giày của những đế giày không có nghĩa là cứ dựa trên con số đó là có thể kết luận một đôi giày đó có lợi hay không. Nhưng trong thực tế những đôi giày càng có lợi về cơ bản thường dày hơn. Việc giới hạn độ dày của giày thể thao sẽ tạo ra giới hạn cao nhất cho biết mức độ có lợi của một sản phẩm cụ thể.

Nếu không có giới hạn đó, các màn thể hiện của công nghệ mới sẽ luôn gây ra những ý kiến trái chiều về vai trò của giày chạy bộ và vận động viên. Darara Hurisa đánh bại kỷ lục của Leonard Langat với thành tích 3 giây. Nếu anh ấy đi giày theo đúng quy định, liệu cục diện có thay đổi không? Chúng tôi không có câu trả lời cho câu hỏi này. Thay vào đó, chúng tôi đang tự hỏi, “Có phải đôi giày đã giúp anh ta chiến thắng không?”

Sau sự kiện đó vẫn còn rất nhiều câu hỏi được đặt ra từ những nhà sản xuất giày cho đến những người có niềm đam mê với chạy bộ. Nhưng không ai có câu trả lời thỏa đáng cả. Tất cả những gì chúng ta biết là các quy tắc hiện tại chuyển hướng dư luận quay lại với các cuộc đua đồng thời nó cũng giúp chúng ra đánh giá sự thể hiện của các vận động một cách hiệu quả và chính xác. Điều quan trọng là những quy tắc này cũng cho phép chúng tôi xây dựng nhận thức về khả năng làm việc hiệu quả của một đôi giày mà không làm vấn đề trở nên phức tạp hơn. Tôi rất đam mê khám phá các sản phẩm giày dép dưới góc độ khoa học, nhất là những lợi thế mà chúng hứa hẹn sẽ mang lại nhưng hiện tại tôi vẫn tin tưởng nhiều hơn ở sự ổn định mà những đôi giày có thể mang lại hơn là những lợi ích kia.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *