Top giày chạy bộ tốt nhất dành cho những runner có vòm chân cao

Trong một quãng đường chạy 10 phút/dặm, mỗi bàn chân trung bình chạm đất 1.700 lần, tạo ra lực gấp khoảng hai lần rưỡi trọng lượng cơ thể của bạn. Hơn nữa, vòm chân đóng vai trò rất quan trọng trong chu kỳ sải bước khi chạy vì nó giúp hấp thụ lực tác động và tạo độ ổn định khi bạn đẩy chân ra khỏi mặt đất. Quá trình này càng hiệu quả thì việc chạy bộ càng trở nên dễ dàng hơn và bạn càng ít có nguy cơ bị chấn thương.

Tuy nhiên, vòm chân cao thường sẽ ít linh hoạt hơn so với bình thường, có thể phá vỡ tính lưu loát của chu kỳ sải bước khi chạy, làm tăng áp lực lên bàn chân của bạn vì chúng không thể hấp thụ lực sốc đủ tốt. Về mặt y học, một bàn chân có vòm cao được gọi là cavus foot deformity. Nhưng sự thật là ít hơn 20% dân số có thể gặp phải tình trạng này (bạn cần đến gặp bác sĩ để xác nhận chẩn đoán chứ không thể tự kết luận được).

Và tất nhiên, sẽ không có hai runner nào có hình dạng bàn chân (đặc biệt là độ vòm chân) giống hệt nhau. Thêm vào đó, đặc điểm quan trọng nhất của giày chạy bộ chính là sự thoải mái, vì vậy bạn nên tìm một đôi giày có khả năng hỗ trợ cho bàn chân của mình với bất kể hình dáng hay kích thước nào.

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi đã tổng hợp một danh sách về những đôi giày chạy bộ tốt nhất cho những runner có vòm chân cao trong năm 2023. Ngoài ra, chúng tôi sẽ giải thích lý do tại sao vòm chân của bạn lại quan trọng đối với việc chạy bộ, những chấn thương nào mà những người chạy bộ có vòm chân cao có nguy cơ mắc phải hơn và những đặc điểm cần lưu ý khi chọn giày. Hãy cùng đi nào!

Top 7 đôi giày chạy bộ tốt nhất dành cho những runner có vòm chân cao

Hoka Clifton 9

Các thông số cơ bản:

  • Giá: 145$
  • Trọng lượng: 8.7 ounces
  • Tỷ lệ Drop: 5mm
  • Loại giày: Chạy Road
  • Tính năng nổi bật: Đế được thiết kế theo form cong

Ưu điểm:

  • Trọng lượng cắt giảm trong khi được tăng thêm 3mm đế giữa
  • Lớp đệm chống va chạm rộng hơn, đồng thời được bổ sung thêm đệm ở phần gót chân giúp tiếp đất nhẹ nhàng
  • Đế ngoài bền bỉ giúp kéo dài tuổi thọ của giày

Nhược điểm:

  • Khả năng phản hồi lực không quá nhanh
  • Một số người có thể cảm thấy giày hơi hẹp

Hoka là thương hiệu khởi xướng xu hướng giày chạy bộ chunky với mức đệm dày, và thiết kế hỗ trợ của họ rất phù hợp với những runner có vòm chân cao (Hiệp hội Y khoa bàn chân Hoa Kỳ thậm chí đã cấp dấu chấp thuận cho kiểu giày này). Clifton 9 sở hữu phần đế giữa bằng bọt EVA đúc sẵn, mang lại độ đệm siêu thoải mái và phần Upper làm từ vải đan, được thiết kế để dễ dàng thích ứng với hình dạng vòm chân cao. Ngoài ra, những runner có vòm bàn chân cao cũng có quá trình chuyển đổi từ gót chân đến mũi chân mạnh hơn và form đế cong đặc trưng của Hoka sẽ giúp tối ưu hóa chu kỳ này. 

Nike Pegasus 40

Các thông số cơ bản:

  • Giá: 130$
  • Trọng lượng: 9.4 ounces
  • Tỷ lệ Drop: 10mm
  • Loại giày: Chạy Road
  • Tính năng nổi bật: Tính linh hoạt cao

Ưu điểm:

  • Trọng lượng nhẹ hơn phiên bản trước
  • Phần lưỡi gà được gia cố thêm nhằm tăng thêm độ thoải mái
  • Trọng lượng khá nhẹ so với một đôi giày tập luyện hàng ngày

Nhược điểm:

  • Cảm giác hơi hẹp
  • Hơi thiếu độ thoáng khí

Nike gọi đôi giày chạy bộ Pegasus 40 này là “con ngựa thồ” trong dòng sản phẩm của mình bởi vì nó phù hợp với mọi loại hình tập luyện, từ việc chạy bộ nhanh giữa các cuộc họp đến chạy dài cuối tuần. Mặc dù đây là một đôi giày trung tính, có xu hướng hỗ trợ vòm chân ở mức tối thiểu, nhưng phần giữa của giày vừa vặn giúp cho bàn chân của bạn được cố định và không bị rung lắc trong quá trình vận động. Không dừng lại ở đó, công nghệ Zoom Air được tích hợp ở gót và mũi chân kết hợp với chất liệu bọt React ở đế giữa giúp cho đôi giày chạy bộ này có độ phản hồi cao, vì vậy bạn có thể tăng tốc khi cần thiết trong khi vẫn giữ được cảm giác thoải mái.

Lululemon Blissfeel 2

Các thông số cơ bản:

  • Giá: 148$
  • Trọng lượng: 9.7 ounces
  • Tỷ lệ Drop: 9.5mm
  • Loại giày: Chạy Road, mặc hàng ngày
  • Tính năng nổi bật: Được thiết kế đặc biệt dành cho bàn chân phụ nữ

Ưu điểm:

  • Lululemon cho phép đi thử 30 ngày và hoàn lại toàn bộ số tiền nếu bạn không thích đôi giày chạy bộ này
  • Có tới 12 màu sắc khác nhau
  • Có thể được sử dụng trong phòng gym

Nhược điểm:

  • Những runner sở hữu bàn chân rộng có lẽ sẽ muốn up lên nửa size so với bình thường
  • Không phù hợp với chạy đường dài

Nghiên cứu cho thấy rằng vòm chân của phụ nữ ít cứng hơn so với nam giới, vì vậy sự vừa vặn, hỗ trợ (đặc biệt là đối với những runner nữ có vòm chân cao) có thể giúp giảm bớt áp lực lên bàn chân và khiến bạn chạy một cách hiệu quả hơn. Dựa trên lý thuyết này, giày chạy bộ Blissfeel 2 được thiết kế dành riêng cho những runner nữ với phần khung giữa bàn chân có tính hỗ trợ vòm cao, đế giữa bằng bọt dày được bọc bởi lớp đế ngoài làm từ cao su mềm ở mũi chân và cứng hơn ở gót chân nhằm hấp thụ lực tốt hơn ở mỗi bước chạy.

New Balance Roav Tee Shirt

Các thông số cơ bản:

  • Giá: 74.99$
  • Trọng lượng: 10.8 ounces
  • Tỷ lệ Drop: 8mm
  • Loại giày: Chạy Road, mặc hàng ngày
  • Tính năng nổi bật: Phần gót được thiết kế đặc biệt giúp bảo vệ gân Achilles

Ưu điểm:

  • Giá cả phải chăng
  • Vừa là giày thể thao, vừa có thể sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày

Nhược điểm:

  • Không phù hợp cho những buổi chạy dài
  • Không chịu được mưa

Công nghệ đế giữa Fresh Foam của New Balance được thiết kế nhằm mang tới một lớp đệm thoải mái với trọng lượng nhẹ. Kết hợp với công nghệ này, Roav Tee Shirt (không, đó không phải là lỗi đánh máy) đã xếp chồng thêm một lớp lưới tổng hợp được làm bằng chất liệu áo phông tại phần Upper để tối đa hóa sự thoải mái. Ở phía sau của đôi giày chạy bộ này, thiết kế Ultra Heel đặc biệt sẽ giúp ôm chặt gót chân của bạn mà không gây thêm áp lực lên gân Achilles, một phần của bàn chân có xu hướng bị quá tải khi bạn có vòm chân cao.

Hoka Gaviota 4

Các thông số cơ bản:

  • Giá: 170$
  • Trọng lượng: 11.4 ounces
  • Tỷ lệ Drop: 5mm
  • Loại giày: Chạy Road, đi bộ
  • Tính năng nổi bật: Công nghệ J-Frame giúp mang lại tính ổn định và hỗ trợ cao

Ưu điểm:

  • Có con dấu chấp thuận của Hiệp hội Y khoa Nhi khoa Hoa Kỳ (APMA)
  • Công nghệ J-Frame giúp ngăn bàn chân khỏi các chuyển động lệch trong hoặc lệch ngoài
  • Vừa có thể sử dụng để chạy bộ, vừa có thể dùng để đi bộ

Nhược điểm:

  • Trọng lượng cao
  • Giá hơi chát so với một đôi giày tập luyện hàng ngày

Trong thực tế, vòm bàn chân cao không chỉ gây ra các vấn đề về độ ổn định mà còn khiến bạn có nguy cơ mắc viêm cân gan chân, vì nó làm căng quá mức dải mô dưới bàn chân nối gót chân với ngón chân. Nhưng với Gaviota 4 và công nghệ J-Frame của Hoka, bạn sẽ có được sự ổn định và tính hỗ trợ cần thiết mà không bị ảnh hưởng quá nhiều tới tư thế chạy. Sự ổn định trên đôi giày chạy bộ này hoàn toàn không ảnh hưởng đến độ đệm hoặc trọng lượng, vì vậy bạn sẽ có một sản phẩm có cấu trúc hơn với độ mềm mại như mong đợi và form đế cong.

Adidas Terrex Soulstride Flow

Các thông số cơ bản:

  • Giá: 140$
  • Trọng lượng: 11.2 ounces
  • Tỷ lệ Drop: 8mm
  • Loại giày: Chạy Trail
  • Tính năng nổi bật: Đế ngoài được làm từ cao su Continental có độ bám cao trên mọi bề mặt

Ưu điểm:

  • Sử dụng 50% chất liệu tái chế
  • Phần đế giữa sử dụng chất liệu đệm nhẹ
  • Rất bền bỉ

Nhược điểm:

  • Trọng lượng nặng hơn so với một đôi giày chạy Road
  • Giá thành cao

Độ ổn định của bàn chân đặc biệt quan trọng trong quá trình chạy Trail, khi bạn phải di chuyển trên những địa hình không chắc chắn. Vì vậy, chắc chắn những runner có vòm chân cao sẽ gặp nhiều bất lợi. Nhưng đừng lo, bạn đã có Adidas Terrex Soulstride Flow! Đôi giày chạy Trail này có phần Upper được làm từ lưới giúp cung cấp khả năng hỗ trợ cần thiết mà không gây ảnh hưởng đến độ thoáng khí và co giãn. Ngoài ra, chất liệu cao su Continental trên đế ngoài còn giúp bạn bám chắc trên mọi loại địa hình, bao gồm đất đá, bùn lầy,..

Nike Invincible 3

Các thông số cơ bản:

  • Giá: 180$
  • Trọng lượng: 10.9 ounces
  • Tỷ lệ Drop: 9mm
  • Loại giày: Chạy Road
  • Tính năng nổi bật: Lớp bọt ở đế giữa cao tới 40mm

Ưu điểm:

  • Đem lại cảm giác cực kỳ thoải mái
  • Bọt đế giữa có độ đàn hồi cao
  • Có tính ổn định cao hơn phiên bản trước

Nhược điểm:

  • Nặng hơn những mẫu giày chạy Road khác
  • Giá thành cao

Nếu những runner có vòm bàn chân cao gặp khó khăn trong việc hấp thụ lực va chạm, đôi giày chạy bộ Nike Invincible 3 sẽ biến điều đó trở thành vấn đề không đáng kể. Với phiên bản thứ ba này, Nike đã tăng lượng đệm dưới chân lên 40mm, sử dụng loại bọt nhẹ nhất và có độ phản hồi nhất của mình (cũng là loại bọt được tìm thấy trong các mẫu giày đua của thương hiệu này). Kết quả là một đôi giày có thể tăng tốc trong khi vẫn giữ cho bàn chân của bạn cực kỳ thoải mái trong thời gian dài được ra đời. Và mặc dù có chiều cao lớn, nhưng phần mũi chân rộng hơn lại giúp bàn chân của bạn luôn ổn định ở mọi tốc độ.

Cách chúng tôi chọn ra được những đôi giày chạy bộ tốt nhất cho những runner có vòm chân cao

Khi biên soạn danh sách những đôi giày chạy bộ tốt nhất cho những runner có vòm chân cao, chúng tôi đã xem xét các yếu tố sau: Lượng đệm, các tính năng ổn định, trọng lượng, tính linh hoạt, giá cả và các phản hồi tới từ người dùng cho từng mẫu giày.

Làm sao để chọn được đôi giày chạy bộ tốt nhất cho vòm chân cao phù hợp với bạn?

Nếu nghi ngờ mình có vòm chân cao, bạn có thể tham khảo ý kiến của một chuyên gia về bàn chân như bác sĩ chuyên khoa chân hoặc nhân viên tại một cửa hàng bán đồ chạy bộ để xem liệu bạn có thể hưởng lợi từ một loại hình hỗ trợ cụ thể nào hay không.

Ngoài ra, việc thử nghiệm nhiều đôi giày chạy bộ khác nhau và tìm kiếm các tính năng như đệm và hỗ trợ vòm chân bổ sung có thể giúp bạn cảm nhận được loại giày nào phù hợp nhất với bàn chân của mình.

Những runner có vòm chân cao sẽ có nguy cơ gặp phải những loại chấn thương nào?

Vòm chân cao gây thêm áp lực cho bàn chân của bạn vì chúng không thể hấp thụ chấn động tốt khi bạn đi hoặc chạy bộ. Kết quả là, có một số loại chấn thương mà những người có vòm chân cao hay gặp phải, bao gồm:

  • Metatarsalgia: Viêm ở phần đệm bàn chân, gây đau khi đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài. 
  • Viêm cân gan bàn chân: Viêm ở dây chằng kết nối ngón chân của bạn với gót chân, được nhận biết bởi cơn đau nhói ở gót chân (đặc biệt là vào buổi sáng). 
  • Ngón chân búa: Ngón chân thứ hai, thứ ba hoặc thứ tư bị cong ở khớp giữa. 
  • Ngón chân vuốt: Các ngón chân cong xuống và cắn vào đế giày của bạn. 
  • Trẹo mắt cá chân: Những runner sở hữu vòm chân cao cũng có nhiều khả năng bị trẹo mắt cá chân do bàn chân của họ không ổn định.

Làm sao để biết được bạn có vòm chân cao?

Một trong những cách đơn giản nhất để nhận biết xem liệu bạn có vòm chân cao hay không là thực hiện “bài kiểm tra nước”: Làm ướt bàn chân, sau đó đứng trên một tờ giấy hoặc bê tông, nơi bạn có thể nhìn thấy dấu chân của mình. Những runner sở hữu vòm chân cao sẽ chỉ nhìn thấy dấu của phần gót và mũi bàn chân mà không có gì ở giữa. Một số dấu hiệu nhận biết khác của vòm chân cao bao gồm bàn chân không ổn định, hay bị trẹo mắt cá chân, đau khi đứng hoặc đi bộ, bị chai sần ở phàn đệm bàn chân, hai bên hoặc gót chân và ngón chân búa (ngón chân của bạn bị cong) hoặc ngón chân vuốt (ngón chân bị nắm chặt). 

Nếu bất kỳ hiện tượng nào trong số trên khiến bạn cảm thấy quen thuộc, hãy thử đặt lịch thăm khám để xác định xem vòm chân cao có phải là nguyên nhân cho những chấn thương của bạn hay không.

Các câu hỏi thường gặp

Tôi có nhất thiết phải sử dụng một đôi giày chạy bộ chuyên dụng dành cho vòm chân cao không?

Bạn không nhất thiết phải mua một đôi giày chạy bộ đặc biệt, nhưng những đôi giày có tính năng hỗ trợ vòm và giúp ổn định bàn chân có thể giúp bạn tránh gặp phải chấn thương. Bạn cũng có thể muốn đầu tư thêm vào những miếng lót giày (orthotic), có thể được sử dụng trong nhiều đôi giày chạy bộ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không có bằng chứng nào cho thấy một loại giày chạy bộ cụ thể có thể ngăn ngừa chấn thương theo phân tích tổng hợp các nghiên cứu hiện có được công bố vào tháng 8 năm 2022. Do đó, nếu đang gặp phải những cảm giác khó chịu hoặc đau đớn, bạn nên nói chuyện trực tiếp với các chuyên gia y tế.

Tôi có cần các tính năng hỗ trợ vòm nếu sở hữu vòm chân cao không?

Câu trả lời là có. Khi sở hữu vòm chân cao, sẽ có một khoảng trống giữa vòm chân của bạn và mặt đất (hoặc đế giày của bạn). Nếu bạn không lấp đầy khoảng trống đó, việc chạy bộ có thể gây ra áp lực quá mức lên các bộ phận khác nhau của bàn chân và dẫn đến chấn thương.

Tại sao vòm chân của tôi bị đau trong quá trình chạy bộ?

Mỗi lần bàn chân của bạn chạm đất khi chạy, nó tạo ra phản lực dội lên khoảng hai rưỡi lần trọng lượng cơ thể. Một bàn chân có kết cấu vòm bình thường sẽ giúp phân tán lực này ra đều khắp bàn chân và toàn bộ chân của bạn, nhưng một bàn chân có vòm cao hơn sẽ tạo ra áp lực quá mức lên phần mũi hoặc gót chân, dẫn tới chấn thương. 

Kết luận

Điều quan trọng nhất cần cân nhắc khi mua giày chạy bộ là sự thoải mái. Cho dù có vòm chân cao thực sự hay chỉ hơn bình thường một chút, một đôi giày chạy bộ có đệm hỗ trợ, các tính năng ổn định và vừa vặn với bàn chân có thể giúp bạn chạy bộ một cách hiệu quả hơn và cảm thấy tốt hơn khi làm điều đó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *