Việc mang một đôi giày phù hợp khi chạy có ý nghĩa rất lớn với đôi chân của bạn. Nếu sử dụng một đôi giày không phù hợp, việc chạy bộ sẽ tạo ra nhiều áp lực lên phần mắt cá chân, đầu gối, bàn chân và thậm chí có thể dẫn đến các thương tích nghiêm trọng.
Một đôi giày chạy bộ hoàn hảo phải có khả năng cung cấp đầy đủ vòm, đệm gót và bảo vệ mắt cá chân. Không sử dụng giày quá cũ. Kích thước của giày chạy bộ nên lớn hơn một nửa size so với kích thước thực của chân. Bài viết dưới đây sẽ nêu lên một số chấn thương có thể xảy ra do mang giày chạy không phù hợp:
1. Runner’s Knee:
Nếu bạn cảm thấy đau nhẹ ở phía sau xương bánh chè hoặc xung quanh xương bánh chè, thì đó là dấu hiệu của hội chứng đau xương bánh chè, còn được gọi là runner’s knee. Nguyên nhân gây ra do bàn chân liên tục đập mạnh xuống mặt đường. Sự mất cân bằng cơ cũng có thể gây ra hiện tượng này ví dụ như khi xuống dốc nhưng phần hông bị yếu. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể được ngăn ngừa bằng cách giảm áp lực lên đầu gối và mắt cá chân. Đó là lý do vì sao bạn nên chọn giày một cách cẩn thận. Nẹp đầu gối và thuốc chống viêm có thể được cũng có thể sử dụng để giải quyết vấn đề này.
2. Viêm gân gót chân (gân Achilles):
Điểm bám gân achilles là các mô kết nối gót chân với cơ bắp chân. Vấn đề này có thể gây ra bởi các yếu tố như tăng nhanh về khoảng cách chạy, bàn chân bị bẹt tự nhiên, cơ bắp chân bị căng hoặc đi giày không phù hợp. Tình trạng này có thể được ngăn ngừa bằng cách thực hiện các bài tập giãn cơ trước mỗi buổi tập và đi giày phù hợp với bàn chân của người chạy.
3. Viêm cân gan chân:
Tình trạng này là do một dải mô dày chạy dọc dưới gan chân và kết nối xương gót chân với ngón chân bị kích ứng và viêm. Giày chạy không được hỗ trợ là một trong những lý phổ biến gây nên hiện tượng này. Các biểu hiện điển hình là cứng và đau ở vòm bàn chân. Để ngăn ngừa tình trạng này, hay chọn giày chạy vừa với mắt cá chân và hỗ trợ phần vòm chắc chắn.
4. Chấn thương ống cẳng chân:
Đây là một trong những kiểu chấn thương khó chịu nhất. Nguyên nhân là do các cơ và gân sưng lên trên xương ống chân. Tổn thương này có thể tránh được bằng cách sử dụng đệm lót có khả năng hấp thụ lực tác động tự bên ngoài. Những miếng lót này giúp hấp thụ các động và giữ cho bàn chân được an toàn. Một đôi giày chạy bộ tốt không chỉ vừa vặn với bàn chân mà còn phải có khả năng hấp thụ tác động của lực đập trên đường khi chạy.
5. Viêm gân bánh chè:
Nó còn được biết đến với một cái tên khác là jumper’s knee. Chấn thương này không chỉ phổ biến ở các vận động viên nhảy cầu mà còn xuất hiện ở các vận động viên chạy cự ly xa. Nguyên nhân có thể do luyện tập quá nhiều, tập luyện quá sức và chạy quá nhiều trên địa hình đồi núi. Nguy cơ của tình trạng này có thể được giảm bớt bằng cách cải thiện các nhóm cơ đùi trước và sau. Chườm đá trên đầu gối để giảm đau khi bạn cảm thấy bất kỳ cơn đau nào liên quan đến vùng bánh chè.
6. Các vết phồng rộp:
Các vết phồng rộp thường xuất hiện do có sự cọ xát giữa gót chân với giày. Lớp trên cùng của da có thể bị rách và để lại bong bóng giữa các lớp da. Tốt nhất là nên phòng ngừa hiện tượng này trước khi xuất hiện các mụn nước. Giày chạy bộ tốt cũng rất quan trọng trong việc đảm bảo bàn chân bạn sẽ không xuất hiện các vết phồng rộp khi đang chạy. Hãy đảm bảo đó là một đôi giày vừa vặn với chân của bạn và không bị xước sát nhất là những vị trí tiếp xúc với chân.
7. Bong gân:
Bong gân xảy ra khi mắt cá chân bị trật ra ngoài hoặc vào trong. Nó có thể làm tổn thương các dây chằng và gây đau. Thời gian hồi phục phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Cách tốt nhất là sử dụng một đôi giày chạy bộ thoải mái và phù hợp để phòng chống các căng thẳng lên mắt cá chân.
8. Hội chứng dải chậu chày – IT-band:
Đây Là tình trạng tổn thương do hoạt động quá mức của các mô liên kết nằm ở phần cạnh hoặc bên ngoài của đùi và đầu gối. Nó gây đau và nhức ở những vùng đó, đặc biệt là ngay trên khớp gối. Những người chạy đường dài dễ gặp tình trạng này hơn. Nguyên nhân là do viêm dải xơ chạy từ mào chậu tới mặt trước đầu trên xương chày. Cơn đau có thể được giảm bớt khi bàn chân được chăm sóc đúng cách. Bạn có thể giảm viêm bằng cách sử dụng các ống lăn bọt để giảm đau.
9. Gãy xương bàn chân:
Đây là những vết nứt nhỏ hoặc vết bầm trong xương do việc đập liên tục trong khi chạy. Đây là một tình trạng nghiêm trọng nên phải được xử lý cực kỳ cẩn thận. Trong trường hợp bạn bị gãy xương thì vật lý trị liệu có thể giúp bạn. Nếu như tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần phải tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên người chạy có thể ngăn chặn vấn đề này bằng cách tránh tập luyện quá sức, sử dụng giày phù hợp và đảm bảo rằng lượng canxi trong xương.
-Bang Imsports-